Tiêu chuẩn ESG không phải là một khái niệm mới mẻ nhưng vẫn còn là ẩn số chưa được áp dụng nhiều trong thực tế, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn đang loay hoay trong hành trình thực hiện ESG – tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Không đơn giản là phong trào, ESG chính là chìa khóa để phát triển bền vững và đầu tư trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp bạn có muốn chinh phục hành trình đó không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng King Office nhé!
Danh sách
Tiêu chuẩn ESG là cụm từ viết tắt của Environment, Social và Governance đây chính là bộ ba khía cạnh để dựa vào đó đánh giá và đo lường các hoạt động đầu tư.
Nhờ vào việc xem xét các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp hoạt động để đánh giá các cơ hội và rủi ro cũng như mức độ tác động của chúng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
ESG có mức điểm càng cao sẽ chứng minh được hiệu quả thực hiện của doanh nghiệp càng tốt. Để đáp ứng ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính cấu thành nên tiêu chí.
Khía cạnh đầu tiên là trong tiêu chuẩn ESG là E – Environment, các doanh nghiệp cần xem xét trong quá trình sản xuất kinh doanh, vận hành đã tác động đến tài nguyên thiên nhiên như thế nào. Có thể điểm qua các vấn đề quan trọng như năng lượng, biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, xử lý và chế biến chất thải.
– Đối với năng lượng
Để đảm bảo tiêu chí ESG tránh tình trạng nguồn năng lượng bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng đến quy trình kết quả, ngoài việc tối ưu sử dụng năng lượng hiệu quả thì các doanh nghiệp được khuyến khích thay thế bằng các nguồn năng lượng thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
– Biến đổi khí hậu
Với những định hướng mà Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết: Tổng lượng rác thải quốc gia giảm 43.5% vào năm 2030, năm 2050 nói không với rác thải cacbon, giảm lượng rác thải metan ít nhất 40% vào năm 2030.
Chính phủ sẽ thúc đẩy việc thực hiện cam kết này từ phía các doanh nghiệp theo tiêu chí ESG.
– Tài nguyên thiên nhiên
Các tài nguyên thiên nhiên có thể kể đến như đất, nước, không khí, khoáng sản doanh nghiệp cần có các giấy phép chứng nhận rằng doanh nghiệp có quyền sử dụng và khai thác để đạt điểm cao ở mục này.
Thời điểm 4.0, nhiều doanh nghiệp đã chứng minh được sự phát triển vượt bậc của mình thông qua các cải tạo các vùng có nguồn tài nguyên ô nhiễm, các sáng chế sử dụng tài nguyên nhân tạo mà không tác động đến môi trường
– Xử lý và chế biến chất thải
Để tiêu chuẩn ESG được đánh giá cao ở điểm này, các doanh nghiệp cần có quy trình xử lý rác chặt chẽ, lên danh sách tổng hợp, phân loại và tiến hành xử lý tại nơi được cấp phép.
Khía cạnh thứ 2 trong tiêu chuẩn ESG là S – Social, ở khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao và cân bằng được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, chế độ làm việc của nhân viên tại công ty theo luật lao động Việt Nam.
Ở đây xã hội sẽ được đánh giá qua các yếu tố: Quyền riêng tư và bảo mật, tính đa dạng công bằng và hội nhập, môi trường làm việc an toàn, điều kiện làm việc,…
Đây là khía cạnh cuối cùng trong tiêu chuẩn ESG – G (Governance), là các yếu tố liên quan đến việc đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp có minh minh bạch, đúng với đạo đức kinh doanh và mang đến lộ trình hoạt động hiệu quả hay không thông qua các vấn đề như: Chống hối lộ và tham nhũng, tính đa dạng và hội nhập của hội đồng quản trị.
Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều biết đến tiêu chí ESG – tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ nằm ở mức độ nhận biết và bắt đầu hành trình thực hiện ESG do đó chưa có các bước đột phá và chuyên sâu để thực hiện tiêu chí một cách có hiệu quả.
Dù các cam kết mà các doanh nghiệp tại Việt Nam đưa ra là đáng khen ngợi, thế nhưng cam kết trong tư tưởng và hành động vẫn khác xa nhau trong khi theo số liệu thống kê mức độ cam kết tư tưởng chiếm đến 80% thế nhưng có đến 71% doanh nghiệp cho biết họ chưa biết trang bị đủ kiến thức và các dữ liệu cần thiết để báo cáo ESG.
Với các kết quả mà tiêu chí ESG mang đến cho doanh nghiệp và dựa vào thực trạng hiện nay thì để thực hiện tốt ESG các doanh nghiệp tại Việt Nam cần:
– Trang bị đủ kiến thức về ESG, đây có thể được xem là rào cản lớn nhất, chính vì thiếu kiến thức nên các doanh nghiệp không thể đưa ra được các cam kết thực hiện liên quan đến ESG.
– Hiểu chính xác giá trị mà tiêu chí ESG mang lại
– Có sự đồng bộ trên toàn bộ tổ chức, nếu không tại mỗi giai đoạn mỗi bộ phận không có định hướng chung sẽ dẫn đến các sai lệch và không thể thực hiện được báo cáo.
Khi đã xác định được các vấn đề cần trang bị cho quá trình phát triển doanh nghiệp bền vững theo tiêu chí ESG thì doanh nghiệp nghiệp nên thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
Bước 1: Nắm rõ hiện trạng tổ chức so với ESG
Bước 2: Thiết lập chiến lược
Bước 3: Xây dựng lộ trình chuyển đổi
Bước 4: Ứng dụng vào vận hành và triển khai
Bước 5: Báo cáo và công bố thông tin
Trên đây là toàn bộ các thông tin về tiêu chuẩn ESG, hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những giá trị hữu ích, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ESG và thực trạng hiện nay để có thể hoạch định cho doanh nghiệp của mình những bước tiến trong tương lai khi áp dụng tiêu chí này.
King Office cho thuê văn phòng làm việc có mặt tại mọi khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh, một văn phòng làm việc đáp ứng đủ tiêu chí sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thêm những năng lượng sáng tạo trong quá trình chinh phục hành trình phát triển bền vững – tiêu chuẩn ESG. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn thông qua Hotline: 0902.3222.58.